Doanh nghiệp cần đầu tư cho bộ phận kế toán chuyên nghiệp, chuyên sâu với những công cụ đắc lực hỗ trợ. Bởi kế toán là nhiệm vụ quan trọng để ghi chép, tổng hợp, hạch toán vốn, tài sản doanh nghiệp… giúp chủ doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Kế toán viên cần hiểu rõ về tài sản và vốn của doanh nghiệp, mối quan hệ của tài sản và vốn là gì? Đồng thời nắm rõ quy trình nhiệm vụ và download phần mềm kế toán để hỗ trợ thao tác nghiệp vụ hiệu quả. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp kế toán viên hiểu rõ về tài sản và vốn doanh nghiệp.
Phân biệt giữa tài sản và vốn
Tài sản và vốn là 2 đối tượng quan trọng mà kế toán viên cần quan tâm để thực hiện hạch toán tài chính cho doanh nghiệp hiệu quả. Hai đối tượng với những khái niệm và vấn đề khác nhau cầu được làm rõ để thực hiện nghiệp vụ kế toán hiệu quả.
- Khái niệm tài sản là những nguồn lực do doanh nghiệp nắm giữ và kiểm soát, sử dụng để mang lại lợi ích kinh tế, thể hiện dưới dạng vật chất vô hình hoặc hữu hình. Tài sản được chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn hoặc tài sản vô hình và tài sản cố định.
- Vốn là nguồn lực gốc hình thành tài sản doanh nghiệp, cho biết tài sản từ đâu mà có và doanh nghiệp cần có trách nhiệm pháp lý với tài sản đó. Phân loại nguồn vốn doanh nghiệp: Vốn chủ sở hữu là vốn tự có và vốn phải trả là vốn đi vay.
Mối quan hệ của vốn và tài sản mật thiết với nhau. Trong đó:
- Vốn là nguồn gốc hình thành tài sản của doanh nghiệp. 1 tài sản nào đó bất kỳ sẽ được hình thành từ 1 nguồn vốn nhất định hoặc vốn sẽ đảm bảo cho 1 tài sản nhất định.
- Giá trị tổng tài sản = Tổng nguồn vốn doanh nghiệp = Tổng nguồn vốn chủ sở hữu + Tổng nợ phải trả.
Nghiệp vụ kế toán vốn và tài sản doanh nghiệp
Kế toán viên cần kê khai xác định nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp. Hạch toán tài chính xác định vốn và tài sản, xác định nợ phải trả đúng thời điểm. Một số nghiệp vụ kế toán vốn và tài sản sau cần thực hiện:
- Kế toán tài sản cố định, khấu hao theo các phương pháp phù hợp (phương pháp giảm dần, phương pháp đường thẳng hay khấu hao theo số lượng sản phẩm).
- Kế toán xuất quỹ tiền mặt để trả các khoản nợ phải trả – phần vốn đi vay.
- Kế toán xuất quỹ mua nguyên vật liệu, máy móc, dụng cụ, hàng hóa sản xuất…
- Xuất quỹ tiền mặt nộp thuế môn bài, thuế GTGT, chi phí cho hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
- Thu hồi tiền ở các khoản đầu tư ngắn hạn, cho thuê tài chính.
- Thu hồi các khoản nợ khách hàng, nợ nội bộ… Nhập quỹ tiền mặt của doanh nghiệp.
- Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược tại ngân hàng.
Kế toán viên cần nắm rõ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời hiểu rõ về bản chất của tài sản và vốn để không bị nhầm lẫn. Thao tác nghiệp vụ kế toán phức tạp yêu cầu người thực hiện phải được đào tạo chuyên môn và có công cụ hỗ trợ tính toán, ghi chép, tổng hợp các số liệu.
Phần mềm tại https://sme.misa.vn/62760/download-phan-mem-ke-toan-mien-phi-full-16-phan-he/ sẽ là giải pháp giúp doanh nghiệp thao tác nghiệp vụ kế toán vốn và tài sản hiệu quả.